Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

10 địa điểm du lịch đẹp nhất ở Huế bạn nên đến

0

Cập nhật vào 19/09

Nhắc đến du lịch Huế, chúng ta thường nhắc đến sông Hương, cầu Trường Tiền, Cố đô Huế,… Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều địa điểm du lịch đẹp ở Huế mà có thể bạn chưa biết đâu đấy.

1. Đại nội Kinh thành Huế

Đại Nội Huế là tên gọi chung của Hoàng Thành – vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế và Tử Cấm Thành – vòng thành thứ ba và cũng là vòng thành trong cùng, là nơi ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia.

Đại nội Huế là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Huế

Tọa lạc ở bờ Bắc sông Hương, Đại Nội Huế không chỉ là cơ quan đầu não của Việt Nam trong thời phong kiến nhà Nguyễn mà ngày nay, khu vực này còn là một điểm tham quan nổi tiếng của xứ Huế.

Năm 1993, quần thể di tích cố đô Huế (bao gồm Kinh thành Huế) được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Những điểm tham quan nổi bật bên trong Đại Nội Huế

Có thể nói, trong lịch sử Việt Nam cận đại, kinh thành Huế là công trình đồ sộ và quy mô nhất. Nó không chỉ biểu hiện cho sự phát triển của đất nước mà còn là kết tinh thẩm mỹ, kiến trúc, sự tài hoa và sáng tạo của con người.

Nếu có dịp đến thành phố ven sông Hương, đừng quên ghé thăm những địa điểm du lịch bên trong Đại nội Huế sau:

1.1. Cổng Ngọ Môn

Ngọ Môn là cửa phía Nam và cũng là cửa chính của Hoàng Thành. Công trình được xây dựng vào năm 1834 với hai phần chính là đài – cổng và lầu Ngũ Phụng. Đài – cổng có bình diện hình chữ U vuông góc với diện tích hơn 1560m2, gồm 5 lối đi.

Trong đó, lối chính chỉ dành cho vua, hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn dành cho quan văn, quan võ theo cùng đoàn Ngự đạo, và hai lối bên cùng là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.

Cổng Ngọ Môn ở Huế

Lầu Ngũ Phụng đặt phía trên đài – cổng, chạy dọc theo thân đài hình chữ U. Lầu có hai tầng với khung được xây dựng bằng 100 cây cột gỗ lim và nhiều đường nét thiết kế tinh xảo.

Đặc biệt, mái tầng trên chia thành 9 bộ, bộ chính giữa lợp ngói lưu ly vàng và tám bộ còn lại lợp màu xanh. Chính vì thế, dân gian hay truyền tai nhau câu ca dao: Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu, 1 lầu vàng 8 lầu xanh, 3 cửa thẳng 2 cửa quanh…

1.2. Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa là điểm đến quen thuộc của khách du lịch trong những tour du lịch Huế 2 ngày.

Điện được xây dựng vào năm 1805, là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn và tổ chức các sự kiện quan trọng như sinh thần vua, tiếp đón sứ thần và các buổi đại triều vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.

Năm 1833, khi quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, vua Minh Mạng cho dời điện về phía Nam và làm lại đồ sộ hơn.

Trải qua các đời vua Nguyễn, điện Thái Hòa đã nhiều lần tu sửa và có phần thay đổi so với kiến trúc ban đầu. Tuy vậy, nơi đây vẫn là một di tích quan trọng trong quần thể Kinh thành Huế.

Tham quan điện Thái Hòa ở Huế

Ngoài những địa điểm du lịch kể trên, Đại Nội Huế còn rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo như điện Cần Chánh, điện Kiến Trung, Thái Bình Lâu, cung Trường Sanh..

Bạn nên đọc: Du lịch Huế lúc nào đẹp? Cần chuẩn bị những gì? Ăn ở đâu?

2. Các lăng tẩm của vua triều Nguyễn

Các vua triều Nguyễn đều xây dựng lăng mộ cho mình ngay khi còn sống vì quan điểm “sinh ký tử quy” (sống gửi thác về) của nhà Nho và triết lý sắc không vô thưởng của nhà Phật.

Các khu lăng mộ xây sẵn có hai chức năng: là nơi khi thỉnh thoảng còn sống các vua lui tới để vui chơi và nơi chôn cất khi họ mất.

Tất cả các lăng điều được xây dựng, quy hoạch theo đúng triết lý Phong Thủy phương Đông: bất cứ lăng nào cũng tuân thủ các nguyên tắc sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ… đã làm cho các lăng này có được những kiến trúc rất đẹp và thơ mộng.

Tuy triều Nguyễn có 13 vua, nhưng vì nhiều lý do kinh tế chính trị chỉ 7 lăng được xây dựng.

Khám phá lăng tẩm của vua triều Nguyễn

Mỗi lăng tẩm đều có sự đặc biệt riêng thể hiện lối tư tưởng của mỗi vị vua. Lăng Gia Long tráng lệ. Lăng Minh Mạng thâm nghiêm. Lăng Thiệu Trị trang nhã. Lăng Tự Đức huyền ảo. Lăng Dục Đức giản dị. Lăng Đồng Khánh duyên dáng. Lăng Khải Định tinh tế.

Lăng vua Gia Long - Thiên Thọ Lăng

Lăng vua Gia Long – Thiên Thọ Lăng

Lăng mộ vua Minh Mạng - Hiếu Lăng

Lăng mộ vua Minh Mạng – Hiếu Lăng

Lăng vua Thiệu Trị - Xương Lăng

Lăng vua Thiệu Trị – Xương Lăng

Lăng vua Tự Đức - Khiêm Lăng

Lăng vua Tự Đức – Khiêm Lăng

Lăng vua Khải Định - Ứng Lăng

Lăng vua Khải Định – Ứng Lăng

Lăng vua Dực Đức - An Lăng

Lăng vua Dực Đức – An Lăng

Lăng vua Đồng Khánh - Tư Lăng

Lăng vua Đồng Khánh – Tư Lăng

3. Sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền

Sông Hương

Sông Hương hay Hương Giang (Hán Nôm) là con sông chảy qua thành phố Huế và các huyện, thị xã: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang đều thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam.

Sông Hương được coi là linh hồn của Huế

Sông Hương là linh hồn của Huế. Đến sông Hương, bạn sẽ được du thuyền, lắng nghe làn điệu dân ca, thả hồn trong khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Đặc biệt, buổi tối, bạn còn có thể tham gia thả đèn hoa đăng.

Sông Hương được cho là rất đẹp khi chiêm ngưỡng nó từ nguồn và khi nó chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm của hệ thực vật nhiệt đới.

Con sông chảy chậm qua các làng mạc như Kim Long, Nguyệt Biều, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh. Nó từng là nguồn cảm xúc của du khách khi họ đi thuyền dọc theo dòng sông để nhìn ngắm phong cảnh và lắng nghe những điệu ca Huế truyền thống.

Núi Ngự Bình

Núi Ngự Bình (còn gọi là Bằng sơn) cao 105 mét có hình dáng cân xứng. Ở hai bên Bằng Sơn là hai ngọn núi nhỏ tên là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn.

Có ý kiến cho rằng sau khi quan sát thấy Bằng Sơn trông giống như một tấm bình phong, nhà Nguyễn đã quyết định chọn Huế làm nơi xây dựng Kinh thành.

Vua Gia Long đã đồng ý với những thầy địa lý chọn ngọn núi đó làm án thờ phía trước của hệ thống tường bao chắc chắn có chức năng bảo vệ thành, và đổi tên nó là Ngự Bình.

Núi Ngự Bình cũng là một biểu tượng của Huế

Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là một thắng cảnh thiên nhiên ở Huế. Từ lâu, núi Ngự và sông Hương đã được coi là những biểu tượng của Huế, Huế thường được gọi là “Vùng đất của sông Hương và núi Ngự”.

Cầu Trường Tiền hay Cầu Tràng Tiền

Cầu Trường Tiền còn được gọi là Cầu Tràng Tiền , là chiếc cầu dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67m. Khổ cầu 6m, được thiết kế theo kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương.

Cầu Trường Tiền là một biểu tượng du lịch của Huế

Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay giữa thành phố Huế thuộc Việt Nam.

4. Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây.

Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong

Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong.

Trải qua bao biến cố lịch sử, chùa Thiên Mụ đã từng được dùng làm đàn Tế Đất dưới triều Tây Sơn (khoảng năm 1788), rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.

Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844.

Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.

Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi gió thổi).

Tháp Phước Duyên là một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ Thiên Mụ chung thanh do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa.

Tiếng Chuông Thiên Mụ

Trên bến gò xưa chùa lập ra
Bên trời tự tại mãi Gương Nga
Tiếng ngân trăm tám tan trăm oán
Thế giới ba ngàn giải nợ ba
Chuông động giữa trưa miền tối
Kinh gieo canh sớm đạo tăng gia
Truyền công Phật Thánh tràn non nước
Nhân quả ươm lành khắp chốn xa

5. Đồi Thiên An – Hồ Thủy Tiên

Thiên An là một vùng đồi núi nhấp nhô nằm ở phía Nam thành phố Huế, trên tuyến đường đi thăm lăng Khải Ðịnh, qua khỏi ngã ba Cầu Lim chừng 2km. Thiên An sẽ hiện ra là một màu xanh của ngàn thông với lô nhô triền đồi, mái lá và con đường dốc ngoằn ngèo.

Con đường lên Đồi Thiên An

Quần sơn này gồm 140 ngọn đồi gối đầu lên nhau trong một khu vực rộng khoảng 60 ha. Ðiểm cao nhất chính là ngọn đồi có đan viên Thiên An tọa lạc.

Đồi Thiên An là địa điểm du lịch khá nổi tiếng ở Huế

Hồ Thủy Tiên là hồ chứa nước đẹp được lấy lên từ dòng sông Hương thơ mộng với hệ thống máy bơm công suất 4.000m3/giờ tạo cảm giác dễ chịu cho khách bởi nước mát, bầu trời trong lành trên đỉnh núi cao.

Khu vui chơi trong hồ Thủy Tiên

Nơi đây trở thành điểm hẹn lý tưởng của nhiều bạn trẻ muốn dạo thuyền lững lờ trên mặt hồ ngắm thông reo giữa bốn bề gió lộng.

6. Vườn quốc gia Bạch Mã

Cách thành phố Huế 40 km, vườn quốc gia Bạch Mã là một địa điểm du lịch miền Trung thu hút nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài mê khám phá. Cảnh vật ở đây hoang sơ, yên bình, những ngày có mây trôi bồng bềnh rất đẹp.

Vườn quốc gia Bạch Mã với khung cảnh tuyệt đẹp

Với cảnh rừng xanh ngắt, các con suối và thác Đỗ Quyên trong vắt, Bạch Mã ở ngoại ô Huế hút du khách từ tháng 3 đến tháng 9.

Từ Ngũ Hồ đi thác Đỗ Quyên khoảng một tiếng sẽ đến nơi. Thác có tên gọi này bởi loài hoa đỗ quyên mọc rất nhiều ở hai bên thác và thường nở rộ vào tháng 3. Đây sẽ là một trong ba điểm dừng của hệ thống cáp treo xuyên rừng Bạch Mã.

Thác Đỗ Quyên trong vườn Quốc gia Bạch Mã

Thác Đỗ Quyên trong vườn Quốc gia Bạch Mã

Vọng Hải Đài là điểm cao nhất ngắm cảnh trên đỉnh núi Bạch Mã. Từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi…

Vọng Hải Đài là điểm cao nhất ngắm cảnh trên đỉnh núi Bạch Mã

Vọng Hải Đài là điểm cao nhất ngắm cảnh trên đỉnh núi Bạch Mã

7. Bãi biển Lăng Cô

Bãi biển Lăng Cô là một danh lam thắng cảnh thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên-Huế, cùng với cụm Hải Vân-Non Nước được đưa vào danh sách các khu du lịch quốc gia Việt Nam.

Bãi biển Lăng Cô - Huế

Bãi biển Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam – với bãi cát trắng dài tới hơn 10 km, làn n­ước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp.

Bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên những dãy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rừng và biển là đầm Lập An rộng lớn (800 ha) đầy huyền bí.

Vịnh Lăng Cô được vào top những vịnh biển đẹp thế giới

Lăng Cô được công nhận là vịnh đẹp thế giới ngày 6 tháng 6 năm 2009 do Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn

8. Biển Thuận An

Tôi đi tìm sóng
Tôi đi tìm em
Giữa đại dương muôn trùng
Bâng khuâng một giấc mộng
Mong về nơi xa
Ngân nga câu hát
Ngọt lành
Chiều nay…

Bãi biển Thuận An thuộc thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế, biển nằm ngay bên cạnh cửa biển Thuận An.

Đây chính là nơi sông Hương xuôi dòng hướng phá Tam Giang rồi đổ ra biển Đông, hòa cùng đại dương mênh mang. Do vậy mà bãi biển Thuận An mang một vẻ đẹp riêng giữa ánh sắc của dòng sông hiền hòa và biển cả rộng lớn.

Chẳng thế mà nhà vua Thiệu Trị đã xếp bãi biển Thuận An là danh thắng thứ 10 trong Thần kinh nhị thập cảnh.

Vẻ đẹp của biển Thuận An

Khách du lịch Huế muốn chiêm ngưỡng bãi biển Thuận An chỉ phải mất chừng 15 phút đi taxi, nửa tiếng đi xe máy hoặc 45 phút dạo trên xe đạp.

Bình minh trên biển Thuận An

Một trong những điều đặc biệt làm cho bãi biển Thuận An mê mẩn du khách đó chính là cảnh sắc bồng bềnh thay đổi theo từng mùa, do chịu ảnh hưởng của khí hậu.

Ấy thế nên, dù có trở lại thêm nhiều lần nữa thì bãi biển miền Trung này vẫn đủ sức hấp dẫn bất kỳ bước chân ai.

Bật mí cho bạn là Thuận An đẹp nhất là vào lúc hoàng hôn. Trời, đất, biển giao hòa làm một. Tiếng sóng vỗ rì rào như khúc nhạc tiễn mặt trời. Trước khung cảnh như phim này, ai cũng sẽ thấy lòng xốn xang.

9. Bãi Chuối

Một nơi không quá xa cho những ngày nghỉ cuối tuần, và đủ độ hoang sơ để chinh phục bất kì phượt thủ khó tính nào. Đó là Bãi Chuối.

Bãi Chuối nằm ở phía Bắc Hải Vân, trong địa phận của Lăng Cô, Huế

Bãi Chuối nằm ở phía Bắc Hải Vân, trong địa phận của Lăng Cô, Huế. Bãi lọt thỏm giữa hai mỏm đất cao nên tạo cho những ai đến đây cảm giác hoang dã, nguyên sơ.

Một địa điểm lý tưởng để dừng chân và cắm trại qua đêm. Nơi mà khi vừa tỉnh giấc buổi sáng, bạn sẽ được tắm dưới bãi biển xanh sạch sẽ. Và sau đó là một suối nước ngọt tiếp thêm sức lực cho cuộc hành trình.

Nét hoang sơ của Bãi Chuối

Bãi Chuối nằm cách Đà Nẵng 40km và 1 tiếng chạy xe theo đường đèo Hải Vân. Đường đi thì rất dễ kiếm bạn cứ đi đường đèo Hải Vân, đi qua Lô Cốt (Nơi giáp ranh giữa Huế và Đà Nẵng) tầm 500m nữa sẽ có bảng chỉ dẫn đường đến đèo chuối( nó nằm phía bên phải hướng đi Đà Nẵng – Huế).

10. Phá Tam Giang

Phá Tam Giang nổi tiếng là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á. Nó mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, vắng lặng khiến bất kỳ ai đến đây cũng đều thán phục, trầm trồ khen ngợi.

Phá Tam Giang một ngày đẹp trời

Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của ba huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Phá Tam Giang có độ sâu từ 2m đến 4m, có nơi sâu tới 7m, là nơi hội tụ của 3 con sông lớn là sông Ô Lâu, sông Hương và sông Bồ trước khi đổ ra biển qua cửa Thuận An.

Vẻ hoang sơ của Phá Tam Giang

Để đến Phá Tam Giang, bạn có thể đi bằng đường bộ qua quốc lộ 49 hoặc len lỏi qua các làng cổ từ kinh thành Huế. Nhưng thú vị hơn cả là đi đò từ bến đò Vĩnh Tu để khám phá vẻ đẹp của đầm phá và nét sinh hoạt của các làng chài.

Bình minh trên Phá Tam Giang

Trái ngược với vẻ đẹp u tịch, cổ kính, man mác buồn của xứ Huế mộng mơ, phá Tam Giang lại mang trong mình một vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình, gió nồng nàn và nắng chứa chan.

Phá Tam Giang buổi chiều tà

Với chiều dài khoảng 24km, khởi nguồn từ cửa sông Ô Lâu, hòa mình với dòng sông Hương hiền hòa trước khi đổ ra cửa biển Thuận An, Tam Giang là một trong những con phá lớn nhất Đông Nam Á.

Nơi đây tập trung nhiều cò, vạc, sâm cầm, ngỗng trời, vịt trời… bơi trắng mặt nước, vẽ nên khung cảnh nên thơ mà cũng hết sức sống động.

Du khách có thể xuôi dòng nước trên con thuyền nhỏ, thả hồn mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên để cảm nhận một vùng trời nước đã từng đi vào thơ, ca, nhạc, họa.

Hoàng hôn trên Phá Tam Giang

Đến với đầm phá Tam Giang bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ ảo của đầm phá rộng lớn mênh mông trong ánh bình minh hay lúc chiều tà, khi những tia nắng cuối cùng của một ngày còn sót lại trên mặt nước lung linh. Những cung bậc màu sắc của thiên nhiên đã tạo cho đầm phá Tam Giang một vẻ đẹp muôn màu.

Còn chần chờ gì nữa, hãy lên kế hoạch và khám phá Huế mộng mơ thôi nào!

Bài viết được tổng hợp và biên tập bởi Hoàng Thủy – Content Marketer tại Nội thất Đức Khang – Đơn vị chuyên thiết kế, thi công và phân phối các sản phẩm nội thất văn phòng chất lượng, uy tín. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại danh mục: Nội thất văn phòng noithatduckhang.com.
Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.